Thương lục, trưởng bất lão, kim thất nương (Phytolacca esculenta Van Hout)

Hiện nay ở Việt Nam ta, một số người dùng nhầm rễ cây này với tên Nhân sâm làm thuốc bổ. Vậy đặc biệt chú ý để tránh sự nhầm lẫn này.

Oct 17, 2021 - 03:54
 0  15
Thương lục, trưởng bất lão, kim thất nương (Phytolacca esculenta Van Hout)
Cây Thường Lục - Phytolacca esculenta Van Hout
Thương lục, trưởng bất lão, kim thất nương (Phytolacca esculenta Van Hout)
Thương lục, trưởng bất lão, kim thất nương (Phytolacca esculenta Van Hout)
Thương lục, trưởng bất lão, kim thất nương (Phytolacca esculenta Van Hout)
Thương lục, trưởng bất lão, kim thất nương (Phytolacca esculenta Van Hout)
Temu
Temu

Cây Thường Lục còn gọi là trưởng bất lão, kim thất nương.

Temu
Temu

Tên khoa học: Phytolacca esculenta Van Hout. Thuộc họ Thương lục Phytolaccaceae.

A. Mô tả cây

Thương lục là một cây loại thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn, hoặc hơi có cạnh màu xanh lục hoặc hơi pha màu đỏ tím. Lá đơn, nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mép lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10 - 38cm, rộng 13 - 14cm.
 
Cụm hoa hình chùm, dài 15 - 20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5, màu trắng. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8 - 10 múi, với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu đỏ tía hay tím đen.
 
Mùa hoa vào các tháng 5 đến tháng 7, mùa quả chín vào các tháng 8 đến tháng 10.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây thương lục mới di thực vào nước ta vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong nước ta, vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.

Ngay cây thương lục tuy được di thực từ lâu nhưng cũng ít người sử dụng. Gần đây, tại một vài nơi người ta thấy rễ cây hình củ hơi giống nhân sâm người cho nên có người sử dụng làm thuốc bổ với tên “sâm cao ly”. Sự thực là rễ cây này phải sử dụng hết sức thận trọng vì có chất độc.
 
Đào rễ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch để nguyên rễ đem phơi trong nơi râm mát cho đến khô. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi vị vị nhân sâm cho nên đem ngâm rễ vào rượu 40o có pha mật ong (1kg rễ ngâm vào 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho đến khi ngấm đều. Phơi hay sấy khô. Hoặc thái mỏng trước khi phơi hay sấy khô.
 
C. Thành phần hóa học

Trong rễ thương lục có chất độc phytolaccatoxin C24H30O9, rất nhiều muối kali nitrat, axít oxymiristinic và chất saponozit.
 
Trong rễ cây Phytolacca decandra vốn sẵn có ở nước ta có tinh bột, đường, một glucozit, tanin, một chất saponozit, gôm, chất sáp. Có tác giả còn chiết được một ancaloit gọi là phytolacxin. Trong quả có chất màu anthoxyanozit, axit phytolacxic.
 
D. Công dụng và liều dùng

Thương lục là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền phương Đông. Người ta thấy vị thương lục được ghi chép dùng làm thuốc đầu tiên trong bộ sách "Thần nông bản thảo" biên soạn vào khoảng năm 200 sau Công nguyên, nhưng được xếp vào loại hạ phẩm nghĩa là có tác dụng nhưng có độc tính.
 
Theo tài liệu cổ thì vị thương lục có vị đắng, tính lạnh (hàn) có độc. Vào thận kinh. Có tác dụng đại tả thùy ẩm ở phủ tạng, chuyên lợi tiểu tiện, dùng chữa những trường hợp tà khí ở trong bụng, thủy thũng thủy khí, dầy da bụng. Trong trường hợp tỳ hư mà sinh thủy thũng và phụ nữ có thai thì cấm dùng.
 
Hiện nay, người ta thường dùng vị thương lục để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau, khó thở. Ngày dùng 3 đến 4g dưới dạng thuốc sắc, dùng một vị hay phối hợp với nhiều vị khác.
 
Dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng đau, không kể liều lượng.
 
Đơn thuốc có vị thương lục ghi trong các sách y học cổ truyền

1. Chữa chứng trong bụng có hòn cứng, đau đớn: Lấy bông đắp lên bụng. Giã rễ thương lục tươi, vắt lấy nước tẩm vào bông, hễ thấy lạnh lại thay. Đắp liên tục cho đến khi khỏi.
 
2. Chữa chứng đau cổ họng: Dùng rễ thương lục nướng nóng, bọc vải chườm vào cổ.
 
Chú thích

1. Tại các nước châu Âu, châu Mỹ, người ta dùng lá cây Phytolacca decandra giã nát, xào nóng xát lên những nơi ghẻ, hắc lào. Rễ được dùng uống với liều 3 - 4g chữa một số bệnh ngoài da. Rễ có tác dụng gây nôn mửa. Toàn cây này cho nguồn tro chứa nhiêu muối kali, tới 60 - 70% tro là muối kali.
 
2. Hiện nay ở Việt Nam ta, một số người dùng nhầm rễ cây này với tên Nhân sâm làm thuốc bổ. Vậy đặc biệt chú ý để tránh sự nhầm lẫn này.
 
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS. Đỗ Tất Lợi)

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!