Cây thảo dược Việt Nam cây Kê Huyết Đằng, Cây Máu Gà (Milletia Reticulata Benth)

Dây máu gà hay kê huyết đằng, mát mạng, thàn mát mạng (danh pháp: Callerya reticulata) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Benth.) Schot miêu tả khoa học đầu tiên. Cây kê huyết đằng là cây thuốc quý, dạng dây leo.

Jan 16, 2024 - 21:32
 0  22
Cây thảo dược Việt Nam cây Kê Huyết Đằng, Cây Máu Gà (Milletia Reticulata Benth)
Dây máu gà hay kê huyết đằng, mát mạng, thàn mát mạng (Tên khoa học: Wisteriopsis reticulata) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 网络鸡血藤 (võng lạc kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà mạng lưới.
Cây thảo dược Việt Nam cây Kê Huyết Đằng, Cây Máu Gà (Milletia Reticulata Benth)
Cây thảo dược Việt Nam cây Kê Huyết Đằng, Cây Máu Gà (Milletia Reticulata Benth)
Temu
Temu

Tên khác: Cây Máu Gà

Temu
Temu

Tên khoa học: Milletia Reticulata Benth

Mô tả: Cây leo; nhánh không lông, vặn. Lá dài 10-15cm; lá chét 5-9, thon, dài khoảng 7cm, rộng 2,5cm, mỏng, giòn, không lông, gân phụ 4-6 cặp, gân bậc ba thành mạng mịn; cuống phụ 2-3mm; lá kèm phụ 2-3mm. Cụm hoa chuỳ hình lăng trụ ở ngọn, gần nhẵn hoặc có lông màu hung; lá bắc hình mũi dùi. Hoa màu đỏ, xếp rất sít nhau ở đầu các nhánh hoa. Đài hình ống, màu trăng trắng. Cánh hoa màu đỏ, nhẵn. Quả đỏ nâu, thót lại ở gốc, thắt lại nhiều hay ít giữa các hạt, chứa 3-6 hạt to 8-10mm.

Ra hoa tháng 5.

Bộ phận dùng: Dây - Caulis Milletiae; thường gọi là Kê huyết đằng

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trong rừng nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam. Thu hái dây quanh năm, phơi héo, thái phiến, đồ, phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng: Dây Kê Huyết Đằng có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc. Rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Công dụng: Trị thiếu máu; Kinh nguyệt không đều, bế kinh, di tinh; Phong thấp gân cốt đau, lưng đau gối mỏi; Đau dạ dày. Dùng 15-30g, sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao. Rễ còn dùng làm thuốc sát trùng.

Dược liệu huyết rồng là thân già được thu hái quanh năm, chặt về cạo sạch vỏ ngoài, để vài ngày cho  nhựa se lại (trong trường hợp thân khô cứng, phải ngâm nước 12 giờ, ủ 1-2 giờ, có khi còn đổ cho  mềm). Thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô.  Những người làm thuốc lâu năm có kinh nghiệm cho rằng loại huyết rồng thân dẹt, mặt cắt có 2 hoặc 3 vòng gỗ không đồng tâm và tiết nhiều nhựa mới là loại tốt.

Nó được sử dụng chủ yếu để điều trị các vấn đề về kinh nguyệt, giảm đau và bình thường hóa một chu kỳ bất thường hoặc vô kinh. Rễ và cây tốt sự phát triển trí tuệ và dạ dày. Một thuốc sắc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày, khó thở, thiếu máu ở phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết âm đạo (mất máu và leucorrhoea), tê liệt, đau lưng và đau ở đầu gối, Bệnh lậu và đau dạ dày. Cây này được sử dụng làm chất bổ để kích thích sự phát triển của hồng cầu. (Trích theo tài liệu y khoa China http://www.pfaf.org/User/Plant.aspx?LatinName=Millettia+reticulata)

Tham khảo thêm

Thành Phần Hóa Học:

+ Trong Kê huyết đằng có Milletol ((Trung Dược Học).

+ Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dược Liệu Việt Nam).

+ Friedelan-3-Alpha-Ol, Daucosterol, Beta Sitosterol, 7-Oxo-Beta-Sitosterol, Formononetin, Ononin,Prunetin, Afrormosin, Daidzein, 3,7-Dihydroxy-6-methoxy-dihydroflavonol, Epicatechin, Isoliquiritigenin, 2’, 4’, 3, 4-tetrahydroxy chalcone, Licochalcone, Medicagol, Protocatechuic acid, 9-Methoxycoumestrol, Cajanin(Lâm Thành, Trung Thảo Dược 1989, 20 (2): 53).

+ Trong rễ có: Stigmast-5-ene-3 Beta-7 Alpha-Diol), 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, 6 Alpha-Diol (Fukuyama Y và cộng sự, Planta Med, 1988, 54 (1): 34).

Tác Dụng Dược Lý:

+ Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế tim ếch và làm hạ huyết áp nơi chó và thỏ bị gây tê khi gây co mạch trong tĩnh mạch ở tai thỏ.

+ Tác Dụng Kháng Viêm: Chouống cồn thuốc Kê huyết đằng thấy có hiệu qủa tốt trên chuột: làm giảm viêm khớp gây ra bởi Formadehyde.

+ Tác Dụng Lên Hệ Thần Kinh Trung Ương: Tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần.

+ Tác Dụng Trên Sự Chuyển Hóa Phosphate: thí nghiệm Kê huyết đằng trên chuột nhắt thấy tăng chuyển hóa Phosphate trong thận và tử cung (Trung Dược Học).

Độc Tính: Tiêm tĩnh mạch lượng tương đương 4,25g/kg vào súc vật gây ra chết (Trung Dược Học).

Theo caythuocquanhta.com

Tải tài liệu nghiên cứu khoa học dưới đây

1. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA CÂY KÊ HUYẾT ĐẰNG (MILLETTIA RETICULATA) Ở VIỆT NAM

Files